- Giao dịch là gì?
Giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Định nghĩa này được quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó, hợp đồng là giao dịch dân sự mà trong đó, tôn trọng và đề cao sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Vấn đề này đã được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.
Còn hành vi pháp lý đơn phương là một loại giao dịch dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hai loại giao dịch dân sự này có điểm khác nhau cơ bản là cách thức thể hiện ý chí của chủ thể. Hợp đồng coi trọng sự tự do thoả thuận của hai hay nhiều bên. Còn hành vi pháp lý đơn phương xác lập dựa trên ý chí của một chủ thể duy nhất.
2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Tuy nhiên, để giao dịch dân sự có hiệu lực, các chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể thực hiện giao dịch trước hết phải có năng lực pháp luật dân sự. Năng lực này được hiểu là khả năng của mỗi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Khả năng này từ đã có được từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi. Còn năng lực hành vi dân sự cũng là khả năng của cá nhân. Nhưng chính bằng hành vi của mình, tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thứ hai, chủ thể tham gia dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. Việc xác lập, thực hiện hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự phải dựa trên cơ sở tự nguyện cam kết, thoả thuận. Chủ thể đó không bị đe doạ, ép buộc, phải làm trái với ý chí của mình khi tham gia giao dịch. Quy định như vậy phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự Việt Nam.
Thứ ba, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích chính là lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của luật. Tức là không phạm phải những quy định không có phép chủ thể thực hiện hành vi. Và không trái đạo đức xã hội – một chuẩn mực ứng xử chung của đời sống xã hội. Nếu vi phạm, giao dịch dân sự đó hoàn toàn có thể bị vô hiệu theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, hình thức cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Hình thức có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Điều này đã được cụ thể hoá trong Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được xác lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực thì phải tuấn thủ theo quy định pháp luật đó. Tuỳ từng pháp luật trong lĩnh vực cụ thể, các chủ thể khi tham gia giao dịch phải tuân thủ theo quy định về hình thức của pháp luật đó.