Lập hồ sơ giả để vay vốn, chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG

Với tư cách là Phó Giám đốc Qũy tín dụng xã A, huyện N, bà T đã dùng tên các hộ dân trên địa bàn xã lập 30 hồ sơ vay vốn giả, chiếm đoạt gần 500 triệu đồng để sử dụng chi tiêu cá nhân. Vừa qua, vụ việc bị bại lộ, bà T đã bị bắt. Xin hỏi hành vi lập hồ sơ vay vốn khống nhằm chiếm đoạt tài sản của bà T phạm tội gì?

Với tư cách là  Phó Giám đốc Qũy tín dụng xã A, huyện N, bà T đã dùng tên các hộ dân trên địa bàn xã lập 30 hồ sơ vay vốn giả, chiếm đoạt gần 500 triệu đồng để sử dụng chi tiêu cá nhân. Vừa qua, vụ việc bị bại lộ, bà T đã bị bắt. Xin hỏi hành vi lập hồ sơ vay vốn khống nhằm chiếm đoạt tài sản của bà T phạm tội gì?

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Điều 352 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định khái niệm tội phạm về chức vụ như sau:

“1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

2.Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”

Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định tội tham ô tài sản như sau:

“1.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

5.Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6.Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì hành vi lập hồ sơ vay vốn khống nhằm chiếm đoạt tài sản của bà T có dấu hiệu của tội “Tội tham ô tài sản”. Với việc chiếm đoạt số tiền lớn gần 500 đồng để sử dụng chi tiêu cá nhân thì bà T sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 353 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên. Ngoài ra, bà T còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ