ĐẬP PHÁ TRỤ SỞ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

CÂU HỎI KHÁCH HÀNG: 

Thời gian qua có nhiều người đập phá trụ sở cơ quan nhà nước. Tôi muốn hỏi hành vi quá khích của người có hành vi đập phá trụ sở cơ quan nhà nước bị truy cứu trách nhiệm pháp lý như thế nào?

 

LUẬT SƯ TRẢ LỜI: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

“Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác”. 

Tại khoản 1 Điều 10 Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công như sau: “ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công”.

Như vậy, theo quy đinh trên thì trụ sở cơ quan nhà nước là tài sản công, tài sản của Nhà nước. Do vậy, hành vi hủy hoại hoặc cố ý hư hỏng trụ sở là hành vi vi phạm pháp luật. Người có hành vi đập phá trụ sở cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý vi phạm kỷ luật.

Tại khoản 1 Điều 11 Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

” Cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, đối với người có hành vi đập phá trụ sở cơ quan nhà nước tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường.

Người có hành vi đập phá trụ sở cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

“Điều 318.Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”


Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ