HÀNH VI CƯỠNG ÉP VÀ CẢN TRỞ KẾT HÔN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG:

Chúng em yêu nhau được hơn ba năm nhưng mới đây bố mẹ bạn trai em đã yêu cầu hai đứa phải chia tay, đồng thời ép bạn trai em phải kết hôn với con gái của một đối tác. Khi bạn trai em không đồng ý, bố mẹ anh ấy đã thường xuyên mắng chửi, thu thẻ ATM cơ quan trả tiền lương. Thậm chí, mẹ anh ấy còn dọa từ con hoặc tự tử nếu không nghe lời. Bên cạnh đó, họ còn tự ý chuẩn bị các thủ tục lễ ăn hỏi, lễ cưới để đưa bạn trai em vào sự đã rồi.

Mặc dù rất yêu em nhưng bạn trai em cũng bị rối trí và chưa biết phải làm thế nào. Đề nghị các anh, các chị cho em hỏi, chúng em có thể nhờ chính quyền can thiệp việc bố mẹ ép con kết hôn hay không?

TRẢ LỜI CỦA LUẬT SƯ:

Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 5 của Luật này quy định cấm các hành vi sau đây:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi”.

Như vậy, nếu đúng như thông tin mà bạn cung cấp, hành vi của bố mẹ bạn trai của bạn được xác định là cưỡng ép kết hôn và theo quy định nêu trên, họ đã vi phạm điều cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình.

Khoản 3 Điều 5 của Luật này chỉ rõ, “mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

Do đó, về nguyên tắc các bạn có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ bạn trai của em.

Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử lý hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như sau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
  2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”.

Thậm chí, căn cứ tính chất, mức độ của hành vi, hành vi này còn có thể bị xem xét xử lý về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đó là: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

Hướng dẫn chi tiết về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định:

“2.1. Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo luật định hoặc có hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc buộc họ phải cắt đút quan hệ hôn nhân đó.

Hành vi cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.

a) Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 BLHS.

b) Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v…

c) Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.

d) Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v…

2.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.3. Chủ thể của tội này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường, chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn; người có ảnh hưởng nhất định trong gia đình của bên nam hay bên nữ (như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…); người có ảnh hưởng trực tiếp đến bên nam hoặc bên nữ (như: người vợ cũ, chồng cũ, con sau khi ly hôn, người tình cũ…); người có ảnh hưởng trong công tác (như: thủ trưởng đối với nhân viên) hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo (như: các chức sắc trong tôn giáo đối với tín đồ)”.

Tuy nhiên, các bạn nên cố gắng thuyết phục và chứng minh để bố mẹ bạn trai của bạn hiểu được tình yêu, hạnh phúc của các bạn. Hy vọng, họ sẽ không cản trở các bạn đến với nhau, đồng thời không ép con trai mình kết hôn với người

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ