Văn bản ủy quyền quản lý tài sản có phải là Di chúc không

CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG:

Trước đây, ông bà tôi ủy quyền cho bố mẹ tôi toàn quyền quản lý, ký hợp đồng cho thuê một căn nhà mặt phố. Ông tôi mất năm 2003, và bà tôi mất năm 2016, chuyện này cũng không có gì thay đổi. Xin hỏi, nếu các anh chị em của bố tôi không có yêu cầu gì thì văn bản ủy quyền nêu trên có được xem là di chúc ông bà để lại căn nhà cho bố mẹ tôi hay không?

Trước đây, ông bà tôi ủy quyền cho bố mẹ tôi toàn quyền quản lý, ký hợp đồng cho thuê một căn nhà mặt phố.

Ông tôi mất năm 2003, và bà tôi mất năm 2016, chuyện này cũng không có gì thay đổi.

Xin hỏi, nếu các anh chị em của bố tôi không có yêu cầu gì thì văn bản ủy quyền nêu trên có được xem là di chúc ông bà để lại căn nhà cho bố mẹ tôi hay không?

LUẬT SƯ TƯ VẤN

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Điều 140. Thời hạn đại diện

Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện, theo khoản 2 Điều 140 của Bộ luật này,  thời hạn đại diện được xác định như sau:

“a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện”.

Thêm nữa, khoản 3 Điều này quy định đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

“a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được”.

Căn cứ các quy định nêu trên, bố mẹ bạn được ông bà ủy quyền quản lý, ký hợp đồng cho thuê một căn nhà là tài sản của ông bà. Việc ủy quyền này về nguyên tắc sẽ chấm dứt ông bà của bạn chết.

Văn bản ủy quyền không phải là di chúc. Bởi vì, theo Điều 624 của Bộ luật này, “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Thông tin của bạn cho thấy, ông bà chỉ thể hiện ý chí ủy quyền cho bố mẹ bạn quản lý, ký kết hợp đồng cho người khác thuê, không phải là chuyển tài sản của ông bà cho bố mẹ bạn sau khi ông bà qua đời.

Cho nên, ông bà không để lại di chúc có liên quan đến căn nhà này thì di sản đó sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật, theo Điều 649 của Bộ luật này, “là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Nếu những người được thừa kế theo pháp luật không có yêu cầu phân chia di sản, họ có thể thỏa thuận cử ra người quản lý di sản là bố mẹ bạn. Lý do, khoản 1 Điều 616 của Bộ luật này quy định: “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”.

Khi đó, với tư cách người được cử ra để quản lý di sản, bố mẹ bạn có quyền đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; Được thanh toán chi phí bảo quản di sản… Đồng thời, bố mẹ bạn có nghĩa vụ lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế…

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ