CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ?

Câu hỏi: 

Tối qua tôi và bạn gái đi xem một bộ phim mới ở rạp. Vì muốn sử dụng công nghệ và khoe với bạn bè, bạn gái tôi đã dùng điện thoại di động để livestream, phát trực tiếp trên facebook.

Một lúc sau, quản lý rạp chiếu phim và bảo vệ mời ra phòng làm việc, thông báo bạn gái tôi đã vi phạm nội quy. Đồng thời, họ còn gọi điện cho cán bộ Ủy ban nhân dân, Công an Phường sở tại đến lập biên bản bạn gái tôi về hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó có hẹn rõ thời gian, địa điểm bạn gái tôi phải đến để thực hiện việc xử lý vi phạm.

Đề nghị các anh chị cho biết, nếu bạn gái tôi không sao chép, lưu giữ bộ phim thì có vi phạm pháp luật hay không? Giả sử bị xác định có vi phạm thì mức xử phạt hành chính cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá”.

Bộ phim mà các bạn đi xem ở rạp là tác phẩm điện ảnh và thuộc đối tượng quyền tác giả nêu trên.

Theo khoản 1 Điều 4 của Luật này, “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Đồng thời, khoản 10 của Điều này quy định: “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử”.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 bao gồm:

“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.

Theo thông tin của bạn, bạn gái bạn đã sử dụng điện thoại di động để livestream, phát trực tiếp trên facebook bộ phim đang chiếu trong rạp mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Cho nên, căn cứ quy định nêu trên, bạn gái bạn đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu bộ phim này.

Hành vi đó, về nguyên tắc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình”.

Thêm nữa, theo khoản 2 của Điều này, bạn gái bạn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.


Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ