XUẤT HIỆN NGƯỜI THỪA KẾ MỚI

CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG:

Bác họ tôi mất, để lại di chúc toàn bộ tài sản cho vợ và 3 người con của 2 vợ chồng bác. Để các con có vốn làm ăn, an cư, lạc nghiệp, ngay sau đó vợ bác cũng đã phân chia di sản cho các con. Mới đây, có người phụ nữ từ nước ngoài về, dẫn theo một cháu bé 9 tuổi đến nhận bác họ tôi là bố. Bác họ tôi mất, để lại di chúc toàn bộ tài sản cho vợ và 3 người con của 2 vợ chồng bác. Để các con có vốn làm ăn, an cư, lạc nghiệp, ngay sau đó vợ bác cũng đã phân chia di sản cho các con. Mới đây, có người phụ nữ từ nước ngoài về, dẫn theo một cháu bé 9 tuổi đến nhận bác họ tôi là bố. Theo người này, đó là kết quả thời gian sống chung với bác họ tôi khi bác đi công trình bên đó.

Xin hỏi, người phụ nữ này và cháu bé có được hưởng di sản của bác tôi hay không?

 

TRẢ LỜI CỦA LUẬT SƯ:

Di chúc, theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Chính vì vậy, về nguyên tắc nếu di chúc được lập hợp pháp, di chúc đó chính là thể hiện ý chỉ, quyền định đoạt của bác họ bạn đối với tài sản thuộc sở hữu của ông. Nói cách khác, những người được chỉ định trong di chúc sẽ được hưởng di sản.

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 644 của Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

“a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Nếu cháu bé được xác định là con của bác họ bạn đúng như những gì người phụ nữ là mẹ cháu bé nói, vì cháu chưa thành niên (9 tuổi) nên mặc dù không được chỉ định trong di chúc, cháu vẫn được hưởng di sản của bác họ bạn. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

Mức hưởng của cháu bé bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật (Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định).

Theo khoản 1 Điều 662 Bộ luật này, “Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Cho nên, mặc dù di sản của bác họ bạn đã được phân chia theo di chúc, nhưng những người được hưởng di sản có trách nhiệm thanh toán cho cháu bé khoản tiền tương ứng với phần di sản theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.

Quy định nêu trên cũng đồng nghĩa, mặc dù đã từng có thời gian chung sống và có con với bác họ của bạn, người phụ nữ kia không thuộc diện được hưởng di sản của ông.

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ