NÉM CHẤT BẨN, CHẤT THẢI VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC BỊ TỘI GÌ?

NÉM CHẤT BẨN, CHẤT THẢI VÀO NHÀ NGƯỜI KHÁC BỊ TỘI GÌ?

Trường hợp: Tôi có một sự việc rất bức xúc xin được trình bày như sau: “Hàng xóm bên cạnh nhà tôi có cặp vợ chồng trẻ do làm ăn kinh doanh thua lỗ dẫn tới nợ nần nên rất nhiều lần bị các đối tượng giang hồ đến gõ cửa đòi tiền. Họ đã đổ một hỗn hợp các loại chất bẩn lên cửa nhà hàng xóm để gây áp lực. Nhà tôi do ở bên cạnh nên cũng bị vạ lây chịu chung cảnh ngộ. Mùi xú uế khiến không một ai có thể chịu nổi và cả gia đình tôi đã dọn dẹp 3 ngày nay nhưng vẫn không thể hết mùi.”. Tôi muốn hỏi pháp luật xử lý thế nào đối với hành vi nêu trên? Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng thực hiện hành vi này được không?

VIETSAVVY tư vấn:

Đối với việc bạn hỏi thì hành vi cố tình ném hỗn hợp các loại chất thải, chất bẩn vào nhà của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi hành vi của các đối tượng này đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ; gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh hoạt của người dân và vệ sinh chung ở khu vực dân cư.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung của các đối tượng nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, người thực hiện hành vi ném chất bản vào nhà người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”. Tuy nhiên nếu trong trường hợp đối tượng ném chất thải và chất bẩn vào nhà người khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì có thể người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

  1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

 

—————————————————————–

Công ty Luật TNHH VIETSAVVY

Địa chỉ: 06/61, đường Phạm Tuấn Tài, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0975.879.888

Email: vietsavvy@gmail.com

Website: vietsavvy.vn

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ